Cách nếm rượu vang nhà Vang Vini
-
9 Tháng bảy, 2021
-
481
Thưởng thức rượu vang cũng giống như việc thưởng thức nhiều thú vui thanh nhã khác ở trên đời. Bạn càng hiểu biết nhiều hơn về bộ môn đó thì mức độ thích chí của bạn càng cao hơn. Hôm nay https://vanghaohang.com/ sẽ hướng dẫn các bạn cách nếm rượu vang chuẩn nhất.
Uống rượu vang cũng thế
Tuy nhiên, một số đông người vẫn có cảm tưởng sai lầm rằng muốn biết cách thưởng thức rượu vang cho đến nơi đến chốn. người ta cần dành rất nhiều thì giờ để nghiên cứu mới gọi là” biết uống rượu vang “.
Sự thực không phải vậy.
Thượng đế đã ban cho tất cả mọi người chúng ra những giác quan bén nhậy để có thể phân biệt thế nào là rượu ngon, thế nào là rượu dở.
Bạn chỉ cần dùng những giác quan sẵn của mình để hướng sự chú ý vào những tiêu chuẩn sau đây:
Thị giác: Dùng “mắt nhìn” để phán đoán màu sắc của rượu vang.
Khứu giác: Dùng “mũi ngửi” để phân tích hương thơm, độ mạnh và cá tính của rượu.
Vị giác: Dùng “miệng nếm” để cảm nhận:
- Vị đậm nhạt của rượu
- Sự quân bình giữa vị trái cây, độ ngọt, độ chua và độ chát.
- Dư vị còn lưu lại trong cổ sau khi nuốt.
THỊ GIÁC- DÙNG MẮT NHÌN ĐỂ PHÁN ĐOÁN MÀU SẮC:
Rượu vang ngon trước hết phải có màu sắc tươi thắm, trong sáng và hấp dẫn. Nó phải gợi cho ta cái cảm giác thích thú như khi ta ngắm nhìn một viên ngọc đẹp, hay một cánh hoa tươi. Và từ đó, ta sẽ cảm thấy thèm được uống.
Khi ngắm nhìn màu rượu, hãy để ý xem màu rượu đậm hay nhạt, trong hay đục. Ta có thể nhận thấy những khác biệt về cường độ màu sắc, từ chỗ gần như trong vắt đến chỗ thật thẫm, thí dụ như 3 thứ rượu trắng được nêu ra dưới đây:
Rượu trắng làm bằng nho Sauvignon Blanc, được lên men trong những vại lớn bằng thép không gì, chỉ phơn phớt một màu vàng tươi.
Nước nho Chardonnay được lên men trong những thùng gỗ sồi, sẽ thành một thứ rượu có màu vàng rõ nét hơn một chút, giống như màu rơm.
Rượu Sauternes, để lâu năm, sẽ có màu vàng đậm giống như màu hổ phách.
Rượu đỏ cũng vậy. Nếu được làm bằng Pinot Noir, một loại vốn chỉ ít sắc tố, rồi lại đem lọc kỹ, màu sẽ chỉ đỏ hồng. Nếu được làm bằng nho Malbec, với những sắc tố tím thẫm, thì màu rươu sẽ trở nên đỏ đậm gần như mực.
Rượu trong hay đục có nghĩa gì?
Thường thì rượu vang trước khi vô chai đều được lọc kỹ cho đến hết cặn nên rất trong sáng. Nhưng cũng có một số nhà làm rượu chủ trương không lọc vì họ cho rằng lọc kỹ quá sẽ làm mất khá nhiều mùi vị đậm đà của rượu. Họ cứ để cho cặn rượu dần dần lắng xuống đáy thùng, rồi gạn hết cặn đi trước khi cho vào vô chai. Rượu sẽ trở thành trong sáng.
Tuy nhiên vết cặn không có hại gì cả, nó cũng không chứng tỏ là rượu hỏng.
Nó chỉ có nghĩa là rượu đã già tuổi, thế thôi.
Màu sắc còn cho ta biết phần nào về tình trạng và tính chất của rượu. Màu mà vẩn đục thì thường là rượu đã bị hư, vì không khí lọt vào làm cho nó biến thành giấm. Rượu đỏ để lâu năm thì màu đỏ thường lợt đi và nhuốm một chút vàng như màu gạch, nhưng nếu vẫn còn vẻ trong sáng thì có thể là còn tốt nguyên.
Nhưng hãy khoan phải để cho” KHỨU GIÁC” thẩm thấu mùi hương trước đã.
NHỮNG HƯƠNG THƠM TRONG RƯỢU
Thế nào là Fruity? Rượu vẫn còn giữ lại nhiều vị ngọt tươi mát của nước nho mới ép.
Thế nào là Floral? Rượu có hàm chứa những mùi thơm như hoa đồng cỏ nội.
Thế nào là Chemical? Rượu có mùi khó chịu như mùi hóa chất,…
KHỨU GIÁC-DÙNG MŨI NGỬI ĐỂ PHÂN TÍCH HƯƠNG THƠM
Mùi hương thơm của mỗi thứ rượu phần lớn xuất phát từ loại nho được dùng. Khi mô tả MÙI HƯƠNG trong rượu, ta nên chú ý đến 2 điểm chính:
Thức nhất là nồng độ: Rượu vừa rót ra ly đã bay mùi thơm lựng, nồng nàn, tạo cảm giác mạnh nơi sống mũi? Hay nó chỉ thanh nhã nhẹ nhàng mong manh, tế nhị như gió nhẹ thoảng qua?
Thứ hai là đặc tính: Mùi hương này gợi cho ta nhớ lại hương thơm của những thứ gì mà ta đã từng ngửi qua.
Mùi trái cây(fruity): Cam, quýt , chanh, buwoir, lê,…
Mùi kẹo mật(caramel): Kẹo mạch nha, kẹo chocolate, mật ong, mật mía, mật đường,…
Mùi bơ sữa(lactic): Bơ tươi, bơ cháy, creme, sữa chua,…
Mùi thổ địa(earthy): Đất sét, đất đỏ, đá vôi,..
Mùi hương hoa(floral): Hoa cam, hoa bưởi, hoa đào, hoa hồng,…
Màu rau cỏ(vegetative): Cỏ tươi, cỏ khô, trà tươi, trà tàu,…
Mùi cây gỗ(wood): Gỗ sồi, gỗ thông, bánh mì nướng cháy,….
- Khi nếm rượu, không nên nhắp một ngụm rồi nuốt ực một cái.
- Tất cả các loại rượu vang đều có chứa đựng một phần acid, không ít thì nhiều tạo ra chất chua trong rượu.
Hương thơm càng phong phú , phức tạp bao nhiêu thì rượu càng được đánh giá cao bấy nhiêu.
VỊ GIÁC- DÙNG MIỆNG NẾM ĐỂ CẢM NHẬN MÙI VỊ
Khi nếm rượu, dĩ nhiên ta phải trông cậy phần lớn vào miệng lưỡi. Nhưng nếu cái mũi của chúng ta có khả năng cảm nhận và phân biệt được hàng trăm, hàng ngàn hương thơm khác nhau, thì miệng lưỡi chỉ có thể nhận thức được 4 vị chính là: chua, ngọt, mặn, đắng, chát.
Những tiêu chuẩn khách quan: Gồm các tính chất chua, ngọt, chát mà hầu như mọi người đều có thể đồng ý với nhau. Và phải có sự quân bình giữa chua, ngọt, chát thì rượu mới được coi là rượu ngon.
Chủ quan: Là ở chỗ người thích rượu ngọt, người thích chát, người ưu vị đậm đà, người thích thanh nhẹ.
Nhưng dù là chủ quan hay khách quan ta cũng cần chú ý tới sự quân bình hài hòa giữa 3 vị: VỊ NGỌT, VỊ CHUA, VỊ CHÁT
Thí dụ nếu không có vị chua làm đối lực để tạo sự quân bình với vị ngọt, rượu sẽ chỉ còn ngọt lự như nước đường, uống vài ngụm là thấy chán, không muốn uống thêm nữa. Nếu vị chát, rượu sẽ mất tính chất cứng cáp, vững vàng, chỉ còn giống như nước chanh pha đường, cũng chán. Và nếu thiếu vị ngọt sẽ trở thành gắt gao, khó uống.
Ngoài 3 giác quan chính trên đây, còn 2 giác quan giúp ta ngắm nhìn màu sắc, phân tích hương thơm và cảm nhận mùi vị của rượu vang: XÚC GIÁC VÀ THÍNH GIÁC.
Vang Vini chuyên phân phối rượu vang nhập khẩu toàn quốc. Chúng tôi luôn sẵn sàng chia sẻ đến bạn những thông tin hữu ích nhất.
Bài viết liên quan: 10-bi-quyet-de-chon-ruou-vang
Sản phẩm Vangvini: VangChile, VangPháp, VangĐức, VangMy, Argentina, VangUc, VangY, VangNamPhi, TayBanNha, Vangcaocap, Champagne, Vangcaodo,…
Người viết: Thúy Hằng
Danh mục sản phẩm
- VANG CAO CẤP
- RƯỢU VANG
- RƯỢU VANG ARGENTINA
- RƯỢU VANG CHILE
- RƯỢU VANG ĐỨC
- RƯỢU VANG MỸ
- RƯỢU VANG NAM PHI
- RƯỢU VANG NEW ZEALAND
- RƯỢU VANG PHÁP
- Vincent Chateau Fuisse
- Joseph Mellot
- Schlumberger
- Simonnet Febvre
- Alphonse Mellot
- Famille Hugel
- Chateau Philippe-Le-Hardi
- Famille Perrin
- Chateau de Beaucastel
- Domaine des Bernardins
- Hecht & Bannier
- Dourthe
- William Fevre
- Chateau Respide Graves
- Ferraud & Fils
- Bordeaux
- Henry Fessy
- Bouchard Pere Et Fils
- Thalassa
- RƯỢU VANG TÂY BAN NHA
- RƯỢU VANG ÚC
- RƯỢU VANG Ý
- VANG BỊCH
- CHAMPAGNE
- RƯỢU CAO ĐỘ
- RƯỢU NGOẠI XÁCH TAY
- GIỎ QUÀ TẾT
- PHỤ KIỆN
Leave a comment